Viết một lá thư ứng tuyển rõ ràng là một thách thức đối với tất cả những người tìm việc. Nhưng nếu bạn có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp chế, thì thách thức này càng lớn hơn.
Thách thức hơn nằm ở việc chứng minh giá trị của bạn khi bạn không có một loạt thành tích chuyên môn để hỗ trợ cho những khẳng định của mình về sự phù hợp của bạn với vị trí pháp chế đang ứng tuyển.
Một thực tế tích cực là bạn có thể có nhiều thứ để cung cấp cho nhà tuyển dụng hơn bạn nghĩ. Bạn chỉ cần gói gọn điểm mạnh của mình theo cách phù hợp.
Trong bài viết này, bạn sẽ học cách viết thư ứng tuyển khi chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp chế. Và chúng ta sẽ xem xét mẫu thư sau khi khám phá qua các bước.
Bắt đầu nào!
1. Mục đích chính của thư ứng tuyển của bạn khi chưa có kinh nghiệm
Mục đích của thư ứng tuyển là bổ sung hồ sơ ứng tuyển của bạn và thuyết phục nhiều hơn với nhà tuyển dụng để phỏng vấn bạn.
Bạn có thể xem lại sơ yếu lý lịch của mình khi viết thư ứng tuyển, nhưng bạn phải mở rộng thêm những điểm đã nêu trong sơ yếu lý lịch khi viết thư ứng tuyển.
Thư ứng tuyển nên thổi hồn vào những điểm được nêu trong sơ yếu lý lịch và tạo ra một câu chuyện hấp dẫn hoặc thậm chí là xúc động xung quanh những hy vọng và khát vọng nghề nghiệp của bạn. Đó là cơ hội để bạn kể câu chuyện của mình và cho thấy rằng bạn có niềm đam mê và động lực để bắt đầu công việc và tạo ra sự khác biệt.
Và cuối cùng, nó nên có lời đề xuất cuộc phỏng vấn. Chúng ta sẽ nói về điều đó sắp tới. Hãy bắt đầu bằng cách xem qua cách viết thư ứng tuyển khi mà bạn không có kinh nghiệm.
Tham khảo: Ví dụ về phần tóm tắt Sơ yếu lý lịch để dễ dàng nhận được Phỏng vấn
2. Thông tin liên hệ của Thư ứng tuyển
Khi bắt đầu thư ứng tuyển, hãy bắt đầu bằng chi tiết liên hệ của bạn ở góc trên cùng bên trái của trang. Bao gồm họ tên, thành phố cư trú, số điện thoại và địa chỉ email của bạn. (Để bảo vệ sự riêng tư của bạn, không nhất thiết chi tiết địa chỉ thực của bạn). Bạn cũng nên đưa vào đường link LinkedIn hoặc Facebook của mình (Nếu bạn có và chăm sóc nó tốt cho việc định vị). Tiếp theo, hãy viết tên công ty bạn đang ứng tuyển và thành phố trụ sở của công ty đó.
3. Lời chào của bạn
Lý tưởng nhất là bạn xưng hô với người đọc bằng tên trong lời chào của bạn. Tra cứu Internet hoặc liên hệ trước khi gửi hồ sơ có thể cho bạn tên của người quản lý tuyển dụng. Nếu bạn không thể tìm thấy tên, bạn có thể viết “Kính gửi [Tên công ty]” hoặc “Kính gửi người quản lý tuyển dụng”.
Tuy nhiên, điều này không phải là lý tưởng. Bạn thực sự chỉ nên gửi thư ứng tuyển nếu bạn biết tên của người quản lý tuyển dụng và có một số thông tin cụ thể về vị trí. Vì vậy, nếu bạn không biết gì cụ thể về người quản lý tuyển dụng hoặc công việc và công ty không yêu cầu cụ thể một thư ứng tuyển, thì bạn có thể không cần phải gửi nó.
4. Phần Giới thiệu trong Thư ứng tuyển
Sử dụng phần này trong thư ứng tuyển của bạn để giới thiệu bản thân và chia sẻ sự quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển.
Bắt đầu bằng tên của bạn và cung cấp một số thông tin cơ bản về điểm mạnh của bạn. Luôn xác định vị trí bạn đang tìm kiếm và cách bạn đã tìm hiểu về vị trí đó.
Nếu ai đó ở công ty nói với bạn về công việc, hãy đề cập đến tên của người đó (tuy nhiên, chỉ sau khi xin phép họ). Phần giới thiệu chỉ nên có một đến hai câu, giữ cho nó ngắn gọn, hấp dẫn và chính xác.
Ví dụ về Thư ứng tuyển Giới thiệu không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này:
“Xin chào, tên tôi là …, và tôi là một sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế từ Đại học Luật Hà Nội. Tôi rất hào hứng khi biết về chương trình tuyển dụng nhân viên pháp chế tại [tên công ty] thông qua [Tên người giới thiệu/Kênh thông tin tuyển dụng]. ”
5. Các đoạn nội dung
Đây là phần quan trọng nhất của việc viết thư ứng tuyển khi bạn không có kinh nghiệm.
Mục đích của các đoạn nội dung (một đến hai đoạn ngắn, phần trên cùng) là để chứng minh rằng bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí này.
Trong bối cảnh bạn không có hoặc có ít kinh nghiệm trước đây, bạn nên nhấn mạnh vào các kỹ năng mềm, các thuộc tính của bản chất cá nhân nói lên rất nhiều về đạo đức, văn hóa, phong cách, thái độ làm việc của bạn và khả năng làm việc đồng bộ với những người khác.
Hoặc, nếu bạn có các kỹ năng liên quan đến công việc (kỹ năng cứng của Pháp chế) từ một loại vai trò khác (Như quản lý bộ phận, Trợ lý giám đốc hoặc Nhân viên pháp lý tại Công ty Luật,…), hãy chỉ ra những kỹ năng đó sẽ giúp bạn chuyển sang công việc pháp chế này như thế nào và bạn có thể nhanh chóng nắm bắt và làm việc hiệu quả.
Đó là những gì mà các nhà quản lý tuyển dụng đang tìm kiếm!
Tham khảo: Làm thế nào để trở thành chuyên viên pháp chế – Chiến lược nâng cấp hình chữ T
Vì vậy, mặc dù thật dễ dàng khi viết về các kỹ năng mềm và viết thư ứng tuyển nói về cách bạn sẵn sàng học hỏi công việc, tốt hơn nhiều là bạn nên chỉ ra bất kỳ kinh nghiệm thực tế nào mà bạn có.
Vì vậy, nếu bạn có thể, hãy luôn làm nổi bật điều đó đầu tiên và quan trọng nhất.
Ví dụ, nếu bạn đã có một kỳ thực tập, làm việc trong một lĩnh vực không liên quan, thực hiện một vài dự án học tập trong khi học, thuyết trình, …, đó vẫn là những phần có giá trị để đưa vào sơ yếu lý lịch VÀ trong thư ứng tuyển của bạn.
Sơ yếu lý lịch của bạn có thể đưa vào các công việc bán thời gian hoặc các hoạt động ở trường hoặc tư cách thành viên trong các hiệp hội/hội/câu lạc bộ có thể không liên quan 100% đến công việc bạn đang theo đuổi.
Tuy nhiên, hãy nhìn kỹ hơn, bạn có thể đã tích lũy được những kỹ năng từ những trải nghiệm này để có thể áp dụng hiệu quả vào công việc mà bạn đang ứng tuyển. Dưới đây là hai ví dụ về các đoạn nội dung thư ứng tuyển tập trung vào hai cụm từ chính được ghi nhận trong thông tin tuyển dụng: “Kỹ năng giao tiếp tốt” và “có khả năng quản lý và giải quyết vấn đề”. Bạn sẽ có thể nhanh chóng tìm ra ví dụ nào đạt hiệu quả cao nhất.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét hai đoạn văn mẫu từ các thư ứng tuyển khi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp chế:
Ví dụ 1: “Tôi là thành viên ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Luật gia trẻ, với nhiều hoạt động chung về thuyết trình, tư vấn, hỗ trợ và tổ chức các chương trình sinh hoạt nghiên cứu khoa học, giúp tôi có khả năng giao tiếp hiệu quả và quản lý công việc cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành một tổ chức nhỏ.”
Ví dụ 2: “Anh/Chị đang tìm kiếm một ứng viên có kỹ năng giao tiếp cá nhân tốt và có khả năng quản lý và giải quyết vấn đề. Trong khi làm việc với tư cách là thành viên ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Luật gia trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, tôi đã lên kế hoạch cho các sự kiện xã hội hàng tháng cho hơn 500 sinh viên, giải quyết 2 đến 5 khiếu nại của sinh viên mỗi tuần và cố vấn cho một nhóm sinh viên được chọn tham gia vào ban quản trị. Kinh nghiệm này đã dạy tôi, khá nhanh chóng và hiệu quả, cách quản lý đa nhiệm một cách hiệu quả và cách giải quyết hiệu quả các xung đột thuộc mọi loại một cách bình tĩnh, khách quan. Tôi cảm thấy tự tin khi tuyên bố rằng tôi có thể đưa những kỹ năng này vào vị trí chuyên viên pháp chế của …”
Ví dụ thứ hai lấy các nhiệm vụ có khả năng xuất hiện ở vị trí Thành viên Ban chủ nhiệm trên sơ yếu lý lịch và sau đó đào sâu, minh họa cách giải quyết các nhiệm vụ đó đạt thành tích và giúp ứng viên phát triển các kỹ năng quan trọng cần thiết cho vị trí nhân viên pháp chế.
Một điều cuối cùng về các đoạn nội dung, hãy nhớ thể hiện thông điệp của bạn xoay quanh nhu cầu của nhà tuyển dụng chứ không phải của bạn.
Tập trung vào những gì bạn có thể mang lại cho công việc và tài năng của bạn sẽ mang lại hiệu quả làm việc như thế nào cho công ty như thế nào. Điều đó quan trọng trong bất kỳ thư ứng tuyển nào và càng trở nên quan trọng hơn trong thư ứng tuyển khi không có kinh nghiệm làm việc trước đó.
6. Kết luận Thư ứng tuyển của bạn
Kết thúc thư ứng tuyển của bạn bằng cách nhắc lại lý do tại sao bạn là ứng viên tốt nhất và một lần nữa bày tỏ sự quan tâm của bạn đối với vị trí này.
Và đề nghị họ cho cuộc phỏng vấn! Điều này giúp bạn cải thiện cơ hội nhận được cuộc gọi đến trong một cuộc phỏng vấn!
Vì vậy, hãy kết thúc thư ứng tuyển của bạn bằng cách cảm ơn người quản lý tuyển dụng về thời gian họ đã dành để xem xét đơn đăng ký của bạn và nói với họ rằng bạn muốn xác định một thời gian để gặp nhau cho một cuộc phỏng vấn để xem liệu có thể phù hợp để làm việc cùng nhau hay không.
Để kết thúc, có thể dùng “Trân trọng” hoặc “Thân mến Anh/Chị”
7. Hiệu đính mọi thứ
Trước khi gửi thư ứng tuyển mới, hãy đọc to nó để nhanh chóng bắt lỗi. Hãy nhờ một người đáng tin cậy đọc nó.
Không có gì ngăn bạn nhận được cuộc phỏng vấn nhanh hơn một lỗi chính tả hoặc lỗi rõ ràng trong thư ứng tuyển hoặc sơ yếu lý lịch của bạn và bạn có thể chỉ phải kiểm tra một lần, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra kỹ lưỡng!
8. Lưu nó dưới dạng PDF
Sau khi nội dung được hoàn thiện, hãy lưu dưới dạng PDF và đặt tiêu đề là “Thư ứng tuyển [Tên bạn]” để tránh nhầm lẫn. Bạn đã hoàn tất.
Nếu bạn làm theo các mẹo ở trên, bạn sẽ có một lá thư ứng tuyển tuyệt vời khi mà không có kinh nghiệm để bạn có thể nhận được các cuộc phỏng vấn và lời mời làm việc trong lĩnh vực pháp chế này!
Thư ứng tuyển mẫu khi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp chế:
Tiếp theo, hãy xem toàn bộ mẫu thư ứng tuyển giải thích lý do tại sao bạn phù hợp tốt với một vai trò (và lý do bạn chọn đăng ký loại vai trò này):
“Anh/Chị … thân mến,
Tôi viết thư cho Anh/Chị … liên quan đến thông tin tuyển dụng nhân viên pháp chế mà tôi đã liên hệ và thảo luận với Anh/Chị … trước đó.
Tôi có hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với các khách hàng Doanh nghiệp (qua điện thoại và gặp trực tiếp) với tư cách nhân viên pháp lý tại Công ty Luật … chủ yếu trong lĩnh vực hợp đồng, thủ tục và cấp phép và giải quyết tranh chấp.
Mặc dù tôi chưa làm việc trực tiếp trong lĩnh vực pháp chế, nhưng kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng Doanh nghiệp của tôi đã giúp tôi xây dựng các kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và giải quyết vấn đề, những kỹ năng mà tôi tin rằng sẽ mang đến hiệu quả cao khi thực hiện công tác pháp chế cho công ty của Anh/Chị.
Tôi có động lực chuyển sang lĩnh vực pháp chế nội bộ để tiếp tục thử thách bản thân và phát triển trong sự nghiệp của mình và tôi luôn thích thử thách mà tôi nghĩ làm việc trong lĩnh vực pháp chế nội bộ sẽ mang lại cho tôi.
Tôi đã đính kèm sơ yếu lý lịch của mình để Anh/Chị xem xét. Nếu bất kỳ điều nào ở trên nghe thú vị, tôi rất mong đợi cơ hội trò chuyện qua điện thoại hoặc trực tiếp với Anh/Chị trong tuần này.
Cảm ơn đã xem xét hồ sơ ứng tuyển của tôi ngày hôm nay.
Trân trọng,
[Tên của bạn]”
Thư ứng tuyển này thể hiện trước và nói rõ rằng bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp chế, nhưng cho thấy rằng bạn sẵn sàng học hỏi và hào hứng khi tìm hiểu công việc mới này. Đó là điều cần thiết!
Tuy nhiên, bạn KHÔNG CHỈ muốn nói rằng bạn sẵn sàng học hỏi. Bạn muốn CHỨNG MINH rằng bạn sẽ có thể học được. Đó là lý do tại sao bức thư này cũng đề cập đến trải nghiệm giống bạn nhất. Trong trường hợp của ví dụ trên, đó là trải nghiệm kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.
Mặc dù người này có thể làm công tác pháp chế nội bộ, nhưng họ vẫn tương tác trực tiếp với khách hàng Doanh nghiệp, điều này sẽ được coi là một điểm cộng.
Một điều khác bạn nên luôn chỉ ra nếu có thể: Kinh nghiệm làm việc trong cùng ngành. Vì vậy, nếu bạn chưa bao giờ làm pháp chế, nhưng bạn đã hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp, tương đồng hoặc đặc biệt hơn là trong cùng một ngành với nhà tuyển dụng, đó là một điểm cộng rất lớn, bởi vì điều đó có nghĩa là bạn sẽ ít cần học hỏi hơn trong công việc!
— Trần Kiên – Luật sư Điều hành LETO —
Bài viết cùng chuyên mục:
- 2 thời điểm tốt nhất trong năm để xin việc (và khi nào nên tránh)
- Tại sao mọi người thất bại trong các cuộc phỏng vấn? 13 sai lầm phổ biến
- 8 điều nên nói trong buổi phỏng vấn để gây ấn tượng
- Nghiên cứu trước về công ty cho một cuộc phỏng vấn – 10 bước thực hiện
- Bạn biết điều gì về công ty chúng tôi? Câu trả lời phỏng vấn mẫu
- Cách trả lời các câu hỏi về mức lương mong muốn trong Hồ sơ ứng tuyển và Phỏng vấn
- Làm thế nào để trả lời “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?”
- 20 câu trả lời hay nhất cho “Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cuối cùng của mình?”
- Ví dụ về phần tóm tắt Sơ yếu lý lịch để dễ dàng nhận được Phỏng vấn
- [Special Gift] – CẨM NANG INTERVIEW
- Hướng dẫn về các Phần, Danh mục, Tiêu đề và Đầu mục trong Sơ yếu lý lịch
- Những gì cần đưa vào một sơ yếu lý lịch: 7 điều cần thiết
Tham khảo thêm: