MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”

Làm Chuyên viên Pháp chế Doanh nghiệp là như thế nào?

Tóm Tắt

Chuyên viên pháp chế, có thể đã là luật sư hoặc chưa, là người làm việc nội bộ tại các tổ chức, cung cấp lời khuyên và hướng dẫn pháp lý về các vấn đề của pháp luật. Họ xem xét và soạn thảo các văn bản pháp lý, quản lý rủi ro, tiến hành các cuộc đàm phán thay mặt tổ chức và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của tổ chức.

Nhiệm vụ:

  • Phỏng vấn Doanh nghiệp để xác định vấn đề và đề xuất phương thức hành động pháp lý thích hợp.
  • Soát xét và soạn thảo các hợp đồng, văn bản mua bán, cho thuê và các văn bản pháp lý khác.
  • Đại diện cho Doanh nghiệp trước tòa.
  • Chuẩn bị các vụ việc ra tòa bằng cách tiến hành nghiên cứu và điều tra, chuẩn bị nhân chứng và nộp hồ sơ pháp lý.
  • Cung cấp lời khuyên của chuyên gia về các vấn đề của Luật trong một loạt các tình huống.
  • Làm đại lý ủy thác thay cho Doanh nghiệp.

>> Tham khảo thêm: Vai trò của Pháp chế Doanh nghiệp

Tôi có thể có thu nhập như thế nào khi làm pháp chế Doanh nghiệp?

  • 0 – 5 triệu đồng: Vị trí Thực tập sinh/Entry Level/Legal Fresher/Legal Intern

Vị trí này hỗ trợ các công việc đơn giản như photo tài liệu, nộp hồ sơ, nghiên cứu pháp lý, hỗ trợ khách hàng, chuẩn bị tài liệu pháp lý, hỗ trợ hành chính, … 

  • 8 – 18 triệu đồng: Vị trí Legal Assitant/Legal Consultant/Contract Administrator/Compliance Specialist/…

Ở vị trí này, các công việc thường thấy là: soạn thảo văn bản quản trị, soạn thảo, đàm phán hợp đồng, tư vấn pháp lý cho Ban lãnh đạo và các phòng ban, quản lý rủi ro, cập nhật thay đổi chính sách pháp lý và quản lý sự tuân thủ

  • 25 – 60 triệu đồng: Vị trí Legal Manager/Legal Senior/Trưởng nhóm pháp chế/Senior Legal Manager

Ở vị trí này, các công việc thường thấy là: Quản lý nhóm pháp chế, phân tích rủi ro, chiến lược tuân thủ, đàm phán các giao dịch chiến lược, làm việc với các quản lý cấp cao để xây dựng chính sách và công cụ liên quan đến rủi ro.

Ở vị trí này có thể coi là một nhà điều hành pháp lý cấp cao, người làm việc trực tiếp với Giám đốc điều hành để quản lý các khía cạnh pháp lý của một doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý cũng là người phụ trách chính trong đàm phán các giao dịch chiến lược vĩ mô.

  • 15 – 30 nghìn USD: Vị trí General Counsel/Vice President Legal/Legal Executive/VP Legal & Compliance

Ở vị trí này tùy theo từng tập đoàn mà có các chức năng/vai trò khác nhau, phần lớn thường là người ra các quyết định pháp lý có ảnh hưởng lớn hoặc tham gia xây dựng chiến lược phát triển Doanh nghiệp hoặc Dự án mới. Đóng vai đại diện pháp lý cho Doanh nghiệp.

  • 30 – 50 nghìn USD: Vị trí Chief Compliance Officer (CLO)/Head of Legal and Compliance/Chief of Legal Affairs.

Vị trí này làm việc trực tiếp với CEO và có thể là nhóm cổ đông để đưa ra và quản lý thực thi chiến lược pháp lý và tuân thủ.

>> Tham khảo: 5 bí quyết gia tăng thu nhập nghề pháp chế

Làm thế nào để trở thành Chuyên viên pháp chế?

Học vấn: Chuyên viên pháp chế là những người có kiến thức và kinh nghiệm về pháp lý Doanh nghiệp, thường là những người có bằng cấp về luật.

  • Bạn cần hoàn thành bằng luật tại trường đại học để trở thành một chuyên viên pháp chế.
  • Một chương trình đào tạo thực hành không bắt buộc nhưng nên trải qua, như Khóa học pháp chế Doanh nghiệp chuyên sâu tại LETO Academy.
  • Chương trình đào tạo nghiệp vụ Luật sư tại Học viện tư pháp và hoàn thành quá trình tập sự và nhận chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật luật sư. Điều này là không nhất thiết phải thực hiện ngay sau khi học, hoặc ngay bây giờ, khi bạn chưa sẵn sàng. 

Kỹ năng và kinh nghiệm Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm?

  • Hội nhập
  • Thực hành cá nhân
  • Đàm phán
  • Nhạy bén trong thương mại
  • Hợp đồng kinh tế
  • Kiện tụng
  • Phán đoán và ra quyết định
  • Quản lý các bên liên quan
  • Nhạy cảm trong quản trị con người
  • Khả năng ưu tiên

Phần thưởng và Sự thú vị của nghề pháp chế

  • Những điều tốt đẹp
    • Chuyên viên pháp chế trong một doanh nghiệp thú vị sẽ có thể thực hiện nhiều công việc đầy thử thách. Trái ngược với nhân viên pháp lý/luật sư tại các tổ chức hành nghề tư nhân, bạn cảm thấy như bạn gần gũi hơn với doanh nghiệp và có thể thấy được ảnh hưởng của bạn đối với các quyết định thương mại của Doanh nghiệp. Bạn sẽ thấy mình là một phần không thể thiếu của bất kỳ tổ chức nào mà bạn làm việc. Dựa trên lời khuyên của bạn, các tổ chức hành động theo một cách nhất định và điều đó khiến bạn cảm thấy tự hào về vai trò của mình. 
    • Vị trí này cũng giúp bạn được tương tác thường xuyên với lãnh đạo cấp cao của Doanh nghiệp, những người ra quyết định và cho phép doanh nghiệp giao dịch với rủi ro hạn chế, từ đó, bạn có cơ hội để hiệu được các động lực thực sự đằng sau các quyết định của Doanh nghiệp. Bạn cũng được tương tác với Nhóm bán hàng, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, Phòng nhân sự, Nhà máy sản xuất, … những con người từ nhiều nguồn gốc chuyên môn và tính cách khác nhau, giúp bạn xây dựng được sự nhạy bén trong kinh doanh, không chỉ đơn thuần còn là một con người “dân Luật”, học hỏi những điều mới mõi ngày. Bạn được va chạm và tìm hiểu tất cả các lĩnh vực pháp lý Doanh nghiệp khiến công việc này trở nên thú vị. 
  • Những thách thức
    • Cuộc sống pháp chế nội bộ có thể đối mặt với những thách thức như doanh nghiệp không chấp nhận hoặc không hiểu những lời khuyên mà bạn đưa ra. Đôi khi có sự phản đối đối với những lời khuyên pháp lý được đưa ra và điều này có thể khó giải quyết ở nơi làm việc. Ngoài ra, khi bạn lên cấp cao hơn, cơ hội thăng tiến trong công ty sẽ khó hơn vì cơ hội có hạn.
    • Công việc này cũng đặt ra một thách thức về áp lực cập nhật quy định của pháp luật liên tục và đưa ra các tư vấn tham mưu cho phù hợp.
    • Sẽ có nhiều yêu cầu hỗ trợ về pháp lý đến từ các phòng ban khác nhau, dẫn đến bạn có thể phải đối mặt với một số lượng lớn vấn đề cần giải quyết trong một thời gian có hạn. Một thách thức đặc biệt ở trong vấn đề này, đó là bạn sẽ thường được yêu cầu giải quyết những vấn không thực sự liên quan đến pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó có thể trở thành chuyên gia cho một lĩnh vực cụ thể.
    • Bạn cũng sẽ thường xuyên phải đối mặt với những việc căng thẳng và phải dàn xếp và thương lượng một cách thân thiện vì lợi ích tốt nhất của tổ chức.
    • Với khối lượng công việc nhiều, liên tục và đề cao đánh giá hiệu suất, công việc này có thể khiến bạn đối mặt với việc phải cố gắng để cân bằng cuộc sống – công việc.
    • Dù có thể là một người không thể thiếu của công ty, bạn vẫn luôn phải đối diện với thách thức duy trì sự độc lập nhất định của mình trong tổ chức.

Sau tất cả, nghề pháp chế vẫn là một nghề nghiệp đầy thú vị, và cơ hội. Hành trình gia nhập và thăng tiến nghề nghiệp này phía trước của bạn đòi hỏi bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều hành trang, cải thiện và nâng cấp không ngừng cho bạn thân mình. 

NGAY TỪ BÂY GIỜ! ĐẾN LÚC RỒI!

Trần Kiên – Luật sư điều hành—

Để hiểu rõ hơn về nghề pháp chế, bạn tham khảo thêm các bài viết:

Bài Liên Quan

Luật Doanh nghiệp 2020 bản Tiếng Anh

Với 90,68% đại biểu tán thành, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã chính thức được thông qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Bạn có thể tải miễn phí…

Xem ngay

Sự khác biệt giữa Hợp đồng Mua bán Cổ phần (SPA) và Hợp đồng Mua Tài sản (APA)

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét hai loại giao dịch mua: mua cổ phần và mua dự án/tài sản, các phê duyệt cần thiết cho mỗi giao dịch…

Xem ngay

Thẩm định pháp lý doanh nghiệp – Ý nghĩa và Tầm quan trọng

Tiến hành thẩm định pháp lý thường là bước sơ bộ được thực hiện bởi một nhà đầu tư dự định tham gia vào một giao dịch mua bán tài sản hoặc cổ phần.…

Xem ngay

Leave the first comment