MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”

Luật sư VS Pháp chế – Sự khác biệt là gì?

Thời gian : 6phút

Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa Luật sư và Pháp chế doanh nghiệp, bạn nên hiểu rõ hơn về hai nghề nghiệp này.

Pháp chế doanh nghiệp là ai?

Chuyên viên Pháp chế là người làm công tác pháp lý tại các Doanh nghiệp/Tổ chức. Công tác pháp lý này bao gồm:

  • Tư vấn pháp lý và hướng dẫn các vấn đề liên quan (cố vấn pháp lý);
  • Xem xét và soạn thảo tất cả các văn bản pháp lý, văn bản quản trị nội bộ, mà cá nhân tôi thường gọi chung là Hệ thống tài liệu pháp chế; 
  • Quản lý rủi ro pháp lý mà tổ chức phải đối mặt;
  • Tiến hành các cuộc đàm phán thay mặt cho tổ chức;
  • Giúp kiểm soát và đảm bảo sự tuân thủ của một tổ chức.

Các nhiệm vụ khác của họ cũng có thể là: 

  • Xác định các vấn đề mà Chủ doanh nghiệp phải đối mặt trước các quyết định của họ và đưa ra các tham mưu trên cơ sở các cảnh báo pháp lý tương ứng;
  • Rà soát, soạn thảo các hợp đồng và quản lý toàn bộ vòng đời của hợp đồng;
  • Đại diện cho tổ chức của họ (Doanh nghiệp nơi họ làm việc) trước Tòa hoặc Trung tâm trọng tài;
  • Và nhiều công việc và nhiệm vụ khác được ban lãnh đạo tổ chức giao phó.

Để hiểu rõ hơn về bản chất, vai trò của Pháp chế Doanh nghiệp, vui lòng tham khảo thêm: 

Luật sư là ai?

Luật sư là người hành nghề Luật sư, có Chứng chỉ hành nghề Luật sư và  thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Một luật sư được cấp phép hành nghề luật sư và có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của họ. Một số nhiệm vụ thường liên quan đến luật sư bao gồm: 

  • Tư vấn pháp luật, 
  • Nghiên cứu và thu thập thông tin hoặc bằng chứng pháp lý, 
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý liên quan đến ly hôn, di chúc, hợp đồng và giao dịch bất động sản, … 
  • Bào chữa hoặc Bảo vệ thân chủ trước Tòa;
  • Tham gia hòa giải, thương lượng, đàm phán theo yêu cầu vụ việc và nhận thù lao.

Sự khác biệt giữa Luật sư và Pháp chế 

Dưới đây là tám điểm được đề cập cho thấy sự khác biệt giữa luật sư và chuyên viên pháp chế:

Luật sư Chuyên viên pháp chế
Luật sư có thể làm rất nhiều loại nghề nghiệp trong lĩnh vực như: Chuyên viên pháp chế, Cố vấn pháp lý, Điều hành hãng Luật, Công chứng viên (nếu đủ điều kiện), Quản tài viên, …    Chuyên viên pháp chế là một trong các lựa chọn nghề nghiệp của Luật sư và không bị giới hạn về điều kiện pháp lý để hành nghề. Thậm chí, người không tốt nghiệp cử nhân ngành luật cũng có thể trở thành Chuyên viên pháp chế nếu có các hiểu biết, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết!
Luật sư cung cấp dịch vụ và hưởng thù lao theo vụ việc hoặc phí dịch vụ thường xuyên theo tháng trong thời hạn Hợp đồng dịch vụChuyên viên pháp chế làm việc theo hợp đồng lao động và hưởng lương hàng tháng, có thể nhận được các khoản thưởng theo KPIs hoặc hiệu suất làm việc theo Chính sách của Doanh nghiệp nơi làm việc.
Một luật sư có nhiều hơn một khách hàng/thân chủ. Vì vậy, thời gian của họ với khách hàng của họ bị phân chia và họ sẽ không có mặt khi bạn cần nếu họ ở cùng khách hàng khác của họ. Cần phải đặt hẹn!Một Doanh nghiệp có Pháp chế sẽ ổn định hơn có một Luật sư riêng vì Pháp chế chỉ làm cho 1 Doanh nghiệp tại một thời điểm. 
Luật sư không chỉ giúp khách hàng các vấn đề pháp lý, Luật sư còn giúp khách hàng phát triển kinh doanh.Pháp chế chỉ giúp Doanh nghiệp giải quyết vấn đề pháp lý. Pháp chế không tham gia hoặc giúp Doanh nghiệp phát triển kinh doanh ở bất cứ hình thức nào.
Luật sư có thể làm việc trong nhiều ngành luật khác nhau và có năng lực chuyên môn đa dạng.Do làm việc trong một môi trường Doanh nghiệp duy nhất, nên Pháp chế thường chỉ tốt năng lực chuyên môn ở một số lĩnh vực cụ thể. 
Luật sư có thể thay đổi công việc của mình rất nhanh. Pháp chế khó thay đổi công việc do giới hạn bởi Hợp đồng lao động và cơ hội công việc theo lĩnh vực kinh nghiệm.
Luật sư có mối quan hệ rộng và đa dạng không chỉ trong lĩnh vực pháp lý, bởi việc tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau trong cùng thời điểm. Pháp chế có mối quan hệ không rộng và đa dạng như Luật sư do giới hạn về môi trường và lĩnh vực làm việc trong cùng thời điểm.
Luật sư có khả năng tự động hóa công việc và tư do về thời gian và tài chính dễ dàng.Pháp chế khó có thể tự do về thời gian và tài chính, cho đến khi đã đạt cấp bậc đủ lớn, và có tham gia đầu tư lĩnh vực khác ngoài công việc họ làm.

Trên đây là một số khác biệt mà bạn có thể thấy giữa Luật sư và Pháp chế. Nó chưa phải là tất cả sự khác biệt và trên thực tế, nó có thể thay đổi ngược nếu bạn đặt ra các mục tiêu rõ ràng dù bạn làm Luật sư hay Pháp chế!

Trần Kiên – Luật sư điều hành—

Bài Liên Quan

Tổng quan về PHÁP CHẾ DOANH NGHIỆP

Có quá nhiều bạn sinh viên, cử nhân có niềm đam mê lớn với nghề Pháp chế Doanh nghiệp nhưng lại không thể định vị hay có cái nhìn tổng…

Xem ngay

Làm thế nào để trở thành một Chuyên viên Pháp chế? – Chiến lược nâng cấp hình chữ T

Trước khi trở thành một chuyên viên pháp chế, trưởng nhóm pháp chế, giám đốc pháp chế,… Rất nhiều người học ngành Luật hiện nay muốn trở thành chuyên viên…

Xem ngay

Cách làm CV ứng tuyển Pháp chế doanh nghiệp thành công

“Look your best on paper. Show your best in person.” Bởi CV là một bước đầu tiên tương tác với nhà tuyển dụng, hãy nên để họ thấy rằng bạn…

Xem ngay

Leave the first comment