MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”

05 chiến lược để trở thành Chuyên viên Pháp chế Doanh nghiệp

Tóm Tắt

Các yêu cầu của Doanh nghiệp đối với vị trí Pháp chế Doanh nghiệp liên tục thay đổi và người tìm việc cũng được yêu cầu thay đổi cùng với điều này. Bất kể bạn đang ở đâu trong lộ trình học tập và công việc của mình, đây là thời điểm tối ưu để bạn tích cực định vị bản thân trên thị trường pháp lý nói chung và Pháp chế Doanh nghiệp nói riêng.

Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm công việc, điều quan trọng là bạn phải điều chỉnh quan điểm của mình. Bạn nên tìm kiếm cơ hội phù hợp cho phép bạn mở rộng kinh nghiệm và có được các kỹ năng cần thiết để thúc đẩy bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Cho dù bạn là sinh viên luật, cử nhân Luật mới bắt đầu sự nghiệp hoặc luật sư muốn thay đổi trở thành Chuyên viên Pháp chế Doanh nghiệp, bằng cách làm theo 5 chiến lược được thử nghiệm theo thời gian này sẽ giúp bạn hiểu những gì cần thiết để bắt đầu sự nghiệp pháp chế của mình theo cách tốt nhất có thể.

1. Được chứng nhận:

Một cách tuyệt vời để bắt đầu trong sự nghiệp pháp lý của bạn là bắt đầu bằng cách thúc đẩy việc học tập của mình. Có được chứng chỉ trong một lĩnh vực cụ thể sẽ thể hiện sự cam kết với nghề nghiệp và cũng nâng cao uy tín nghề nghiệp của bạn. Bằng cử nhân, Các chứng chỉ chuyên môn, Chứng nhận các chương trình đào tạo nghiệp vụ/kỹ năng là những yếu tố cần thiết chứng minh cho năng lực, kinh nghiệm, sự tập trung và sự cầu thị của bạn đối với nghề nghiệp mà bạn lựa chọn.

“Đầu tư vào bản thân, luôn là sự đầu tư thông minh nhất!”

Tại chương trình cử nhân, Bằng tốt nghiệp có được chính là Bằng tốt nghiệp Đại học.Trong giai đoạn này, hãy học tốt nhất có thể những môn học liên quan đến pháp lý Doanh nghiệp. Lưu ý rằng: Tốt nhất không có nghĩa là điểm cao/cao nhất nhé! Với các môn học như: Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật thuế, Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật hải quan về hoạt động xuất nhập khẩu,… Các môn học Lý luận nhà nước & pháp luật, logic học, xã hội học, triết học sẽ là những môn học cho bạn tư duy và kỹ năng nhận định vấn đề rất tốt!

Các chứng chỉ/chứng nhận chuyên môn không phải đơn thuần là Chứng chỉ tiếng Anh/Tin học mà bình thường ai ai cũng chuẩn bị cho đủ hồ sơ. Đó có thể là Khóa huấn luyện định vị bản thân, kỹ năng NLP, kỹ năng giao tiếp; cũng có thể là Chương trình Ngoại ngữ pháp lý; hoặc Khóa huấn luyện Pháp chế Doanh nghiệp.

Các chứng chỉ/chứng nhận được đề cập được phát hành bởi những tổ chức uy tín, nơi mà bạn có thể học hỏi và phát triển bản thân với những kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ hoàn toàn phù hợp sử dụng trong môi trường Doanh nghiệp thực tế. 

Mặc dù chứng nhận trong lĩnh vực này không phải là một điều cần thiết, nhưng nó có thể hữu ích trong việc chứng minh giá trị cho các nhà tuyển dụng tiềm năng

Bạn cũng có thể bổ sung lĩnh vực chuyên môn để làm nền tảng năng lực phát triển nghề nghiệp Pháp chế Doanh nghiệp. Các lĩnh vực này có thể là: Quản trị nhân sự; Kế toán – tài chính; Quy trình hóa; Hoặc một lĩnh vực cụ thể nào đó liên quan trực tiếp đến Doanh nghiệp mà bạn đang theo đuổi vị trí Pháp chế! Tôi không chỉ đề cập đến điều này với ý nghĩa một bằng cấp bổ sung. Tôi muốn bạn hiểu rằng, giá trị bạn thực sự có thể tạo ra cho Doanh nghiệp chỉ khi bạn thực sự hiểu biết.

2. Tự đánh giá:

Việc tự đánh giá bản thân là điều vô cùng quan trọng để xác định được The roadmap đi tới công việc mong muốn. Bạn cần xác định điểm mạnh, yếu của chính mình để biết mình cần bổ sung/rèn luyện điều gì?
Việc tự đánh giá này cũng có thể đồng thời thông qua việc tự đối chiếu hiện trạng bản thân với một mô tả công việc (Job Description) pháp chế Doanh nghiệp mà bạn đang tìm kiếm, hoặc với những mô tả kỹ năng chung về Pháp chế Doanh nghiệp, mà bạn có thể tham khảo thêm tại đây!

Thời điểm xác định được mình yếu/thiếu kỹ năng nào, cũng chính là lúc bạn biết mình nên làm gì tiếp theo!

3. Nghiên cứu lĩnh vực yêu thích của bạn:

Bạn có thể chọn ra một lĩnh vực mà bạn cho là lý tưởng hoặc hấp dẫn mình trong lĩnh vực Pháp chế Doanh nghiệp như Hợp đồng, Kiểm soát, Trợ lý Hội đồng quản trị, Giấy phép hoạt động, Đầu tư dự án, … hoặc một lĩnh khác thuộc về hoạt động sản xuất/kinh doanh của một Doanh nghiệp. Việc nghiên cứu không ngừng và có kế hoạch, có kỷ luật, sẽ giúp bạn nâng cao sự hiểu biết và trí tuệ về lĩnh vực đó. Và đó chính là cơ sở bạn tạo ra sức hút và sức cạnh tranh cá nhân đối với Doanh nghiệp bạn hướng tới!

Cách hiệu quả để nghiên cứu lĩnh vực bạn chọn là:

  • Đọc nhiều tài liệu/sách;
  • Khám phá các nguồn thông tin/tài nguyên trên internet;
  • Kết nối, giao tiếp và tham khảo từ các tiền bối, các Luật sư, các chuyên viên Pháp chế có nhiều kinh nghiệp hơn;
  • Tham gia các cuộc hội thảo, workshop về chuyên đề liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang nghiên cứu;
  • Tham gia các khóa học nghiệp vụ thực tế để thu thập kinh nghiệm và hiểu biết nhanh hơn việc tự nghiên cứu;

4. Thu thập các kinh nghiệm làm việc:

Hầu hết các nhà tuyển dụng thích các ứng viên có một số lượng kinh nghiệm làm việc có liên quan. Bạn có thể chọn việc trở thành trợ lý/học trò cho một Luật sư Doanh nghiệp hoặc một lựa chọn khác là tham gia thực tập tại các Hãng Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý cho Doanh nghiệp hoặc Thực tập sinh pháp chế cho những Doanh nghiệp có nhu cầu; 

Các kỹ năng văn thư, hành chính, giao tiếp, diễn đạt, và cải thiện sự quen thuộc đối với nghề đều có được từ những việc trên. Từ đó giúp bạn tăng được cơ hội làm việc với các Doanh nghiệp chuyên nghiệp trong tương lai.

5. Xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn:

Nếu bạn ước mơ trở thành nhân sự pháp chế Doanh nghiệp, hãy để cả thế giới biết được điều này. Thậm chí, cả thế giới cũng dần phải hiểu rằng: Bạn là chuyên gia về Pháp chế Doanh nghiệp.

Tương tự như một Doanh nghiệp xây dựng Business Brand, bạn cũng cần thiết làm như vậy để phát triển công danh của mình.

Một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo như sau:

ONLINE:

  • Đồng bộ hiện diện của mình ở toàn bộ các kênh mà mình xuất hiện theo hướng khẳng định mình là một chuyên gia Pháp chế Doanh nghiệp (dù hiện tại là chưa), bao gồm: Facebook, Email, Instagram, Zalo,… Hãy nhớ rằng sự hiện diện mà tôi đang đề cập, chính là sự hiện diện tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện của bạn dưới dạng Tên, Avatar, Cover, Info, New Post, Comment, Like, Share,… Tất cả sự hiện diện này đều nói về việc bạn đang đam mê, đang nghiên cứu, đang hiểu biết, đang kết nối hoặc đang thực hiện những kiến thức, công việc liên quan đến Pháp chế Doanh nghiệp;
  • Viết Blog: Có thể thông qua Blogspot hoặc Một trang Fanpage cá nhân, thậm chí là một website cá nhân, hãy viết một cách thường xuyên, có kỷ luật, có đầu tư về các nội dung thuộc lĩnh vực lý tưởng mà bạn đang hướng tới. 

OFFLINE: 

  • Tìm một người thầy/mentor có kinh nghiệm để dẫn dắt, giúp con đường đi của bạn đúng đắn hơn và tốc độ hơn người khác. Một người cố vấn có thể giáo dục về những lợi thế, bất lợi, triển vọng công việc, triển vọng việc làm, tiền lương và các nhiệm vụ hàng ngày của nghề nghiệp. Một cố vấn cũng có mặt để đưa ra lời khuyên thông qua quá trình chuyển đổi sang nghề nghiệp một cách hợp lý nhất, cung cấp cho bạn kiến thức về lĩnh vực này, giới thiệu bạn với các chuyên gia khác để xây dựng các mối quan hệ tốt của bạn và thậm chí hướng bạn đến các cơ hội nghề nghiệp mới.

“Đọc trăm cuốn sách không bằng một lời chỉ dẫn của minh sư!”

  • Tham dự bất cứ cuộc họp, cuộc hội thảo, hội nghị nào có liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. 
  • Nói chuyện với nhiều người khác nhau làm việc trong lĩnh vực này để tìm hiểu thêm về nghề nghiệp và cơ hội việc làm có sẵn.

Trên đây là 5 lời khuyên giúp bạn có mindset tốt hơn để đi tới vị trí Pháp chế Doanh nghiệp mà bạn đang mong muốn. 
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn một môi trường, một người thầy, một cơ hội phát triển nghề nghiệp, bạn có thể liên hệ tới Luật LETO và tôi, Trần Kiên, bằng cách nghiêm túc và đầu tư nhất có thể. Chúng tôi sẽ luôn cởi mở giúp bạn!

— Trần Kiên – Business Lawyer & Coach of LETO —

Bài Liên Quan

Luật Doanh nghiệp 2020 bản Tiếng Anh

Với 90,68% đại biểu tán thành, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã chính thức được thông qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Bạn có thể tải miễn phí…

Xem ngay

Sự khác biệt giữa Hợp đồng Mua bán Cổ phần (SPA) và Hợp đồng Mua Tài sản (APA)

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét hai loại giao dịch mua: mua cổ phần và mua dự án/tài sản, các phê duyệt cần thiết cho mỗi giao dịch…

Xem ngay

Thẩm định pháp lý doanh nghiệp – Ý nghĩa và Tầm quan trọng

Tiến hành thẩm định pháp lý thường là bước sơ bộ được thực hiện bởi một nhà đầu tư dự định tham gia vào một giao dịch mua bán tài sản hoặc cổ phần.…

Xem ngay

Leave the first comment