MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”

Giám đốc pháp lý là gì?

Tóm Tắt

Một giám đốc pháp lý (Chief Legal Officer – CLO) là cố vấn và chiến lược gia pháp lý của tổ chức; không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro, mà còn giúp nhận ra cơ hội và tận dụng chúng.

Thông thường, CLO chỉ được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn và các công ty giao dịch công khai, nhưng điều đó đang dần thay đổi. Một CLO cũng quan trọng đối với một doanh nghiệp nhỏ không khác gì như đối với một doanh nghiệp lớn.

Hiện tại có các lựa chọn cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tận dụng lợi thế của một luật sư hoạt động như một CLO, giải quyết các vấn đề với thiết lập công ty, hợp đồng, nhân viên và các quy định có mặt trên mọi lĩnh vực.

Trong các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, các vấn đề có thể được xử lý ổn thỏa bởi một luật sư. Tuy nhiên, một Giám đốc pháp lý không chỉ xử lý các nhu cầu pháp lý, vai trò của họ là điều chỉnh chiến lược của công ty với quản lý rủi ro và tích hợp pháp lý vào hoạt động để doanh nghiệp có thể được bảo vệ một cách chủ động và cố gắng tránh kiện tụng và tranh chấp. Quan trọng nhất, họ là một người tư vấn và cố vấn; thậm chí có thể coi là một đối tác kinh doanh chiến lược của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Doanh nghiệp. Đó là chìa khóa quan trọng khi kinh doanh trong môi trường mới, để chủ động hơn là phản ứng. Phản ứng gần như luôn luôn là quá muộn – CLO có thể khắc phục bất cứ điều gì đã xảy ra, nhưng việc khắc phục sự cố thường khó hơn nhiều so với việc ngăn chặn.

Một Giám đốc pháp lý làm gì?

Các Giám đốc pháp lý thường được coi là luật sư của công ty, người chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng và giữ cho công ty thoát khỏi rắc rối pháp lý. Tuy nhiên, vai trò của một Giám đốc pháp chế, thực chất, nhiều hơn như thế rất nhiều.
Điều tách biệt CLO hôm nay với các vị trí cố vấn chung trước đó là tập trung vào việc họ trở thành đối tác kinh doanh chiến lược, một cố vấn và người tham vấn thực sự, không chỉ tập trung vào soạn thảo và xem xét hợp đồng. Ngày nay, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ bị tổn hại hơn. Họ nên dựa vào CLO để có được ý kiến cố vấn sâu sắc hơn, chẳng hạn như:

  1. Phát triển và quản lý các quy trình và hệ thống của công ty (ví dụ: hệ thống quản lý hợp đồng hoặc hệ thống quản lý nhà thầu độc lập) để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi hơn.
  2. Bảo vệ quyền sở hữu, hoặc quyền lãnh đạo điều hành, cập nhật về luật mới hoặc thay đổi có thể ảnh hưởng hoặc liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp.
  3. Thiết lập các hướng dẫn (guidelines) hoặc sổ chơi (playbooks – với những công ty áp dụng Gamification) cho công ty hoặc nhân viên để hiểu các vấn đề pháp lý và các quy định, quy trình liên quan đến hoạt động của công ty.
  4. Hiểu các hợp đồng được ký bởi công ty, cũng như các thỏa thuận hạn chế, bảo mật và bảo vệ bí mật thương mại.
  5. Thực hiện, duy trì và quản lý các quy trình tuyển dụng/sa thải, quản lý nhân viên và giải quyết tranh chấp, tuân thủ các quy định và quy tắc trong hoạt động.
  6. Cung cấp các lựa chọn và ý tưởng chiến lược về cả các vấn đề pháp lý và kinh doanh bị ảnh hưởng bởi các cân nhắc về pháp lý và nhấn mạnh hơn vào chiến lược dài hạn và tập hợp các kế hoạch để nhận ra lợi ích và giảm thiểu rủi ro.
  7. Giữ cho công ty nhận thức được các vấn đề tuân thủ và đề xuất một quá trình hành động để khắc phục các vấn đề đó và quản trị doanh nghiệp.

Mặc dù CLO vẫn có trách nhiệm xử lý công việc pháp lý mang tính kỹ thuật mà công ty cần, nhưng những công việc trở nên cực kỳ quan trọng và có giá trị, để tích hợp đầy đủ yếu tố pháp lý vào hoạt động và các sáng kiến chiến lược trong vai trò tư vấn.
Từ trước đến nay, đặc biệt là trước đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ sử dụng Luật sư sau khi khủng hoảng xảy ra, hoặc họ luôn phải đối mặt với tranh chấp pháp lý tiềm ẩn. Cách làm này có thể phản tác dụng với việc quản lý rủi ro và gây ra tốn kém và mất thời gian nhiều hơn nhiều so với phương pháp chủ động.
Các Giám đốc pháp lý có thể là một sự bổ sung vô giá cho đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là khi các tổ chức đang cố gắng chiến lược các cách mới để chuyển mình, thâm nhập thị trường mới và giảm rủi ro tiềm ẩn. Dù thử thách là gì, CLO có thể mang đến một viễn cảnh có giá trị và có thể giúp Doanh nghiệp nhận biết và tận dụng hiệu quả các cơ hội.

Tham khảo các bài viết liên quan:

Trần Kiên – Luật sư điều hành LETO

Bài Liên Quan

Luật Doanh nghiệp 2020 bản Tiếng Anh

Với 90,68% đại biểu tán thành, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã chính thức được thông qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Bạn có thể tải miễn phí…

Xem ngay

Sự khác biệt giữa Hợp đồng Mua bán Cổ phần (SPA) và Hợp đồng Mua Tài sản (APA)

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét hai loại giao dịch mua: mua cổ phần và mua dự án/tài sản, các phê duyệt cần thiết cho mỗi giao dịch…

Xem ngay

Thẩm định pháp lý doanh nghiệp – Ý nghĩa và Tầm quan trọng

Tiến hành thẩm định pháp lý thường là bước sơ bộ được thực hiện bởi một nhà đầu tư dự định tham gia vào một giao dịch mua bán tài sản hoặc cổ phần.…

Xem ngay

Leave the first comment