Các thương vụ M&A điển hình thường phức tạp, tốn nhiều thời gian và có thể liên quan đến nhiều bên, mỗi bên đều có lợi ích và động cơ riêng. Do đó, định giá đúng là một trong những chìa khóa quan trọng để thành công trong mọi giao dịch. Với những con số chính xác trên bảng tính, giao dịch có nhiều khả năng kết thúc với phần thắng cho tất cả các bên liên quan.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét tám phương pháp định giá thiết yếu. Và xem, phương pháp nào phù hợp với giao dịch của bạn?
Các phương pháp định giá mua bán và sáp nhập chung
Trước khi xem xét tám phương pháp định giá cụ thể, chúng ta hãy xem xét ba cách tiếp cận chung: chi phí, thị trường và dòng tiền chiết khấu.
1. Phương pháp tiếp cận chi phí
Bảng cân đối kế toán của một công ty là một điểm khởi đầu hợp lý khi nói đến ước tính giá trị. Nhưng nhiều khoản mục có thể yêu cầu điều chỉnh để phù hợp với giá trị thị trường hiện tại. Ngoài ra, một số khoản mục như tài sản vô hình sẽ không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán và phải được thêm vào.
2. Cách tiếp cận thị trường
Một cách tiếp cận khác so sánh doanh số bán hàng thực tế của các doanh nghiệp tương tự trong một khung thời gian.
3. Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) ước tính giá trị của một công ty dựa trên dòng tiền dự kiến trong tương lai của nó. Với phân tích DCF, các dự báo về dòng tiền sẽ tạo cơ sở cho việc định giá của tổ chức.
08 phương pháp định giá mua bán và sáp nhập cơ bản
Với ba cách tiếp cận này, chúng ta hãy xem xét các phương pháp định giá cụ thể được sử dụng trong hoạt động mua bán và sáp nhập.
1. Tài sản ròng
Ở dạng đơn giản nhất, định giá tài sản ròng bao gồm việc cộng tất cả các tài sản của công ty và trừ đi các khoản nợ phải trả của nó. Nó áp dụng nhiều nhất cho các tổ chức ổn định, nhiều tài sản, chẳng hạn như bất động sản hoặc các công ty sản xuất. Lưu ý rằng phương pháp này không tính đến tiềm năng thu nhập trong tương lai vào công thức của nó.
Ví dụ: Một công ty nhỏ bán máy móc chọn phương pháp định giá tài sản ròng vì nó có tài sản hữu hình đáng kể và lịch sử thu nhập không ổn định.
Trường hợp sử dụng: Phương pháp tài sản ròng phù hợp đối với các công ty có tài sản dồi dào.
2. EBITDA
EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, Thuế, Khấu hao và Phân bổ) đo lường hiệu quả tài chính của một công ty vì nó có thể được so sánh với các công ty tương tự, đồng thời loại trừ các tác động có thể gây sai lệch của các loại thuế doanh nghiệp, chi tiêu vốn và vốn lưu động.
Ví dụ: Một công ty khởi nghiệp công nghệ giải quyết được vấn đề còn trống trên thị trường và có giá trị cao hơn bảng cân đối kế toán của nó.
Trường hợp sử dụng: EBITDA có thể hoạt động tốt như một phương pháp định giá cho các công ty cần đo lường việc tạo ra dòng tiền của họ.
3. Tỷ lệ P/E (Thu nhập từ giá)
Tỷ lệ giá/thu nhập (P/E ratio) là giá trị của công ty chia cho lợi nhuận sau thuế. Để xác lập giá trị của công ty dựa trên thu nhập từ giá, nhà định giá phải nhân lợi nhuận sau thuế của nó với một bội số thích hợp. Lưu ý rằng bất kỳ khoản nợ nào phải được trừ đi và bất kỳ khoản tiền thặng dư nào phải được thêm vào để tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty.
Ví dụ: Một công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chọn sử dụng phương pháp định giá theo giá thu nhập để làm nổi bật tính khả thi của cổ phiếu của mình.
Trường hợp sử dụng: Tỷ lệ P/E này được áp dụng chủ yếu khi so sánh các công ty trong cùng ngành.
4. Bội số doanh thu
Định giá bội số doanh thu là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xác định giá trị của một công ty. Nó đưa ra một số liệu hữu ích khi so sánh các công ty có mức lợi nhuận khác nhau nhưng tỷ suất lợi nhuận, sản phẩm, thị trường và cạnh tranh tương tự.
Ví dụ: Một công ty phần mềm chọn phương pháp bội số doanh thu vì họ cho rằng phải mất nhiều năm trước khi thu được lợi nhuận.
Trường hợp sử dụng: Các công ty công nghệ thường sử dụng phương pháp định giá dựa trên doanh thu vì rất nhiều công ty công nghệ không hoạt động vì lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thiếu lợi nhuận không thể hiện tiềm năng thu lợi nhuận thực sự của các công ty đó.
5. Phân tích so sánh
Việc định giá phân tích so sánh lấy hai công ty có số liệu tương tự nhau và tính toán bội số định giá để so sánh chúng. Phương pháp này thường bao gồm việc tạo ra các điểm chuẩn.
Ví dụ: Một công ty sử dụng phân tích so sánh để xác định giá trị tương đối của một công ty nhỏ hơn mà họ đang xem xét mua lại.
Trường hợp sử dụng: Phân tích so sánh cung cấp thông tin có giá trị trong các ngành có nhiều công ty cùng hoạt động.
6. Biểu đồ hỗn hợp
Biểu đồ định giá hỗn hợp cho phép bạn nhanh chóng xem định giá của một công ty theo các phương pháp khác nhau, chẳng hạn như: Phân tích so sánh, Phân tích tiền tố và DCF.
Kết quả tổng thể cung cấp một cái nhìn bao quát hơn bất kỳ phương pháp đơn lẻ nào.
Ví dụ: Một công ty đa ngành cung cấp cả dịch vụ phát triển dự án và cung cấp dịch vụ tiện ích cho cộng đồng địa phương. Các lĩnh vực kinh doanh khác biệt của nó dường như không phù hợp với một phương pháp định giá duy nhất, nhưng biểu đồ hỗn hợp cung cấp một phân tích sâu hơn.
Trường hợp sử dụng: Thường dùng trong định giá các công ty đa ngành.
7. Phân tích tiền lệ
Phương pháp phân tích tiền lệ có thể kết hợp EBITA và bội số doanh thu hoặc bất kỳ bội số nào khác mà người đánh giá muốn sử dụng. Đúng như tên gọi, phương pháp định giá này có nguồn gốc từ các giao dịch có thể so sánh trong ngành.
Ví dụ: Nếu các công ty xây dựng đã giao dịch ở mức bội số từ 5 đến 6 lần EBITA (hoặc thu nhập ròng hoặc một chỉ số khác), thì một công ty xây dựng là mục tiêu trong giao dịch sẽ có thể được xác lập giá trị của nó bằng cách hoàn thành cùng một quy trình định giá lặp lại.
Trường hợp sử dụng: Phương pháp phân tích tiền lệ phù hợp khi bạn cần nhiều thước đo thị trường hơn là một phương pháp định giá.
8. Tỷ suất cổ tức
Mô hình định giá cổ tức (hoặc tăng trưởng cổ tức) gợi ý rằng giá trị thị trường của một công ty được hỗ trợ bởi giá trị hiện tại của cổ tức trong tương lai của nó. Phương pháp này tương tự như cách thức ở phương pháp DCF
Ví dụ: Một công ty đang xem xét bán bớt lĩnh vực phân phối của mình. Nó sử dụng phương pháp tỷ suất cổ tức để xác định giá trị của nó.
Trường hợp sử dụng: Phương pháp tỷ suất cổ tức phù hợp nhất để định giá cổ phần thiểu số trong một công ty hơn là toàn bộ công ty. Các hạn chế của phương pháp này bao gồm giả định cổ tức tăng trưởng ổn định theo thời gian, chi phí vốn hợp lý và phụ thuộc vào công ty có lịch sử trả cổ tức.
Để hiểu rõ hơn về các phương pháp định giá trong giao dịch M&A cũng như có thêm những kiến thức và kỹ năng đánh giá, thẩm định chuyên sâu trong giao dịch M&A bạn có thể tham khảo và tham gia khóa huấn luyện M&A Master do LETO Academy tổ chức.
— Trần Kiên – Luật sư điều hành —
Bài viết cùng chuyên mục:
- Năm bước để xem xét sơ bộ bước đầu một giao dịch M&A
- Nguyên tắc chính và quy trình giao dịch M&A tại Việt Nam
- Danh mục thẩm định M&A cho năm 2022
- Cấu trúc giao dịch M&A – Ưu nhược điểm của từng hình thức
- 6 TIPs để có một giao dịch M&A thành công
- Hướng dẫn tổng quát về quy trình thẩm tra chuyên sâu trong giao dịch M&A
- Chiến lược mua lại một công ty để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh
- 20 vấn đề chính due diligence trong giao dịch M&A
- M&A checklist
- Cấu trúc Thỏa thuận M&A
- Các bước trong quy trình M&A
- Hướng dẫn toàn diện quy trình M&A cho Bên mua và Bên bán
- Tổng quan về quy trình Mua bán Sáp nhập Doanh nghiệp
- 12 điều cần cân nhắc khi bán công ty
- Danh sách thẩm định và cách chuẩn bị khi mua một doanh nghiệp (M&A)
- Danh sách các vấn đề cần xem xét ở giai đoạn tích hợp hậu M&A
Tham khảo:
- Khóa đào tạo M&A Master
- Bộ tài liệu pháp chế doanh nghiệp
- Khóa học Pháp chế doanh nghiệp