MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”

Hướng dẫn soạn thảo Quy chế tài chính của Công ty

Tóm Tắt

Quy chế tài chính là Quy chế xác lập các nguyên tắc quản lý tài chính – kế toán, thống nhất và cụ thể hóa các chính sách, chế độ, thủ tục có liên quan đến tài chính – kế toán để điều chính các công tác quản lý vốn, tài sản, kế toán tài chính và đầu tư của công ty.

Mặc dù không có quy định pháp lý cụ thể bắt buộc phải xây dựng Quy chế tài chính, nhưng trên thực tế, các công ty cần thiết phải có Quy chế tài chính, bởi lẽ:

Thứ nhất, Quy chế tài chính xác lập và cụ thể hóa các nguyên tắc và chính sách nội bộ của công ty về công tác kế toán tài chính. Do vậy, nó đồng thời trở thành một trong các tài liệu được tập hợp trong hồ sơ phục vụ công tác thanh tra thuế và/hoặc quyết toán thuế.

Thứ hai, Quy chế tài chính xác lập và cụ thể hóa các nguyên tắc và chính sách nội bộ của công ty về công tác quản lý vốn, tài sản và đầu tư của công ty. Điều này khiến nó trở thành một loại chính sách nội bộ quan trọng giúp công ty tổ chức và vận hành ổn định, định hướng rõ ràng, minh bạch về thẩm quyền và phối hợp làm việc trong quản lý tài chính giữa Giám đốc với Hội đồng quản trị, giữa Hội đồng quản trị với Đại hội đồng cổ đông, từ đó, giúp hoạt động quản lý công ty hiệu quả hơn, và giảm thiểu các rủi ro xung đột/tranh chấp liên quan đến tài chính.

Thẩm quyền ban hành Quy chế tài chính

Quy chế tài chính là một văn bản nằm trong sự điều chỉnh của Quy chế tổ chức quản lý công ty hoặc Quy chế nội bộ về quản trị công ty nhằm cụ thể hóa hoạt động quản trị. Do đó, Hội đồng quản trị là cơ quan ban hành Quy chế tài chính.

Cơ sở pháp lý của Quy chế tài chính

Việc Hội đồng quản trị ra quyết định ban hành Quy chế tài chính dựa trên căn cứ các quy định và nội dung tại:

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2020
  • Các Luật thuế và Thông tư hướng dẫn hiện hành
  • Điều lệ công ty
  • Quy chế nội bộ về quản trị công ty
  • Tờ trình của Giám đốc về việc thông qua Dự thảo Quy chế tài chính
  • Biên bản họp của Hội đồng quản trị

Với các sứ mệnh và đặc điểm trên đây, Quy chế tài chính của một công ty thông thường sẽ có các cấu phần nội dung như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
  2. Giải thích từ ngữ và từ viết tắt
  3. Căn cứ pháp lý
  4. Mục đích và yêu cầu
  5. Tư cách pháp nhân và cơ cấu tổ chức của công ty

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN

  1. Vốn và Tài sản của Công ty
  2. Quyền và nghĩa vụ của Công ty trong quản lý và sử dụng vốn và các quỹ
  3. Huy động vốn
  4. Bảo toàn vốn
  5. Đầu tư ra ngoài công ty
  6. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của công ty
  7. Quyền và nghĩa vụ của Công ty đối với vốn đầu tư hoặc khoản đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác
  8. Quyền và nghĩa vụ của Người đại diện phần vốn góp của Công ty tại Doanh nghiệp khác
  9. Quản lý các khoản nợ của công ty

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN

  1. Phân cấp quản lý sử dụng vốn và tài sản
  2. Phân cấp thẩm quyền đầu tư mua sắm, chuyển nhượng tài sản
  3. Cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản
  4. Đầu tư mua sắm và nhượng bán tài sản
  5. Thanh lý, nhượng bán tài sản
  6. Sửa chữa tài sản cố định
  7. Đánh giá lại tài sản
  8. Trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định
  9. Kiểm kê và xử lý tổn thất tài sản
  10. Quản lý hàng tồn kho
  11. Quản lý các khoản nợ phải thu

QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

  1. Doanh thu và các thu nhập khác
  2. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí khác
  3. Xác định giá thành sản phẩm
  4. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
  5. Phạm vi trách nhiệm
  6. Quản lý và sử dụng các quỹ
  7. Trả cổ tức
  8. Xử lý kinh doanh thua lỗ
  9. Phân cấp thẩm quyền duyệt chi các chi phí hoạt động thường xuyên

QUẢN LÝ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

  1. Năm kế toán và kỳ kế toán
  2. Kế hoạch tài chính
  3. Điều chỉnh kế hoạch tài chính
  4. Công tác kế toán
  5. Kiểm tra hoạt động tài chính
  6. Kiểm toán độc lập
  7. Công bố thông tin tài chính
  8. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm tài chính – kế toán, kế toán trưởng

QUẢN LÝ PHÂN QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ GIÁM ĐỐC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY

  1. Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Hội đồng quản trị
  2. Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

  1. Tổ chức thực hiện
  2. Hiệu lực áp dụng

 Trần Kiên – Luật sư Điều hành LETO —

Tham khảo các bài viết liên quan:

  1. Hướng dẫn soạn thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị
  2. Hướng dẫn soạn thảo Quy chế nội bộ về quản trị công ty
  3. Hướng dẫn đầy đủ về soạn thảo chính sách nội bộ công ty
  4. 09 tài liệu pháp lý cơ bản và quan trọng trong doanh nghiệp
  5. Bộ tài liệu quản trị Doanh nghiệp
  6. Bộ tài liệu pháp chế doanh nghiệp
  7. Hiểu Doanh nghiệp – Hiểu pháp chế

Tham khảo:

Bài Liên Quan

Luật Doanh nghiệp 2020 bản Tiếng Anh

Với 90,68% đại biểu tán thành, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã chính thức được thông qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Bạn có thể tải miễn phí…

Xem ngay

Sự khác biệt giữa Hợp đồng Mua bán Cổ phần (SPA) và Hợp đồng Mua Tài sản (APA)

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét hai loại giao dịch mua: mua cổ phần và mua dự án/tài sản, các phê duyệt cần thiết cho mỗi giao dịch…

Xem ngay

Thẩm định pháp lý doanh nghiệp – Ý nghĩa và Tầm quan trọng

Tiến hành thẩm định pháp lý thường là bước sơ bộ được thực hiện bởi một nhà đầu tư dự định tham gia vào một giao dịch mua bán tài sản hoặc cổ phần.…

Xem ngay

Leave the first comment