Nhượng quyền kinh doanh hệ thống kinh doanh của bạn: Ưu điểm & nhược điểm
Nếu vậy, bài viết này sẽ cung cấp các câu trả lời bạn cần để quyết định liệu nhượng quyền kinh doanh có phải là bước phù hợp với bạn hay không.
Nói tóm lại, nhượng quyền thương mại cho phép bạn, bên nhượng quyền, tạo mối quan hệ giữa một số doanh nghiệp độc lập hoặc bên nhận nhượng quyền thương mại, để đạt được cùng một mục tiêu là có được và giữ khách hàng dưới thương hiệu bạn đã tạo ra. Đó là một mô hình kinh doanh có thể mang lại lợi ích cho nhiều bên, và do đó, có một số lợi thế và bất lợi cần xem xét.
Là một mô hình kinh doanh và phân phối đã được chứng minh là hiệu quả, nhượng quyền thương mại cung cấp các lợi ích sau cho các bên nhượng quyền:
Mở rộng hiệu quả chi phí - Người nhận nhượng quyền nghiên cứu và đầu tư cho các cửa hàng trong chuỗi của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn không phải bỏ vốn của mình hoặc kêu gọi đầu tư thêm từ ngân hàng hoặc nhà đầu tư để phát triển chuỗi của bạn.
Hỗ trợ marketing - Mọi địa điểm nhượng quyền đều sử dụng cùng một kế hoạch marketing đã được thử và đúng, giúp loại bỏ công việc tìm kiếm khách hàng tốn kém khi bắt đầu kinh doanh độc lập. Bạn cũng sẽ tận dụng được sức mạnh của một hệ thống quảng cáo theo khu vực và/hoặc quốc gia.
Nguồn doanh thu bổ sung – Là bên nhượng quyền, bạn sẽ nhận được thu nhập bổ sung dưới dạng tiền bản quyền đang được trả bởi những bên nhận nhượng quyền của bạn, tùy thuộc vào thỏa thuận nhượng quyền của bạn. Tiền bản quyền thường bao gồm một khoản phí hàng tháng, có thể bao gồm tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu tại điểm kinh doanh nhượng quyền.
Có được những người quản lý tài năng - Những người quản lý được chọn để điều hành mỗi địa điểm nhượng quyền sẽ có lợi ích từ thành công của điểm kinh doanh đó, không giống như một nhân viên làm công ăn lương, và sẽ chịu trách nhiệm xử lý bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nhân viên, bồi thường cho công nhân. Về bản chất, họ có mindset của một nhà kinh doanh/nhà đầu tư chứ không đơn thuần như một người quản lý được thuê.
Khả năng mở rộng - Tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của bạn, bạn có thể tùy chỉnh thỏa thuận nhượng quyền của mình để tập trung vào tăng trưởng hệ thống kinh doanh của bạn số lượng lớn hay nhỏ, nhanh hay chậm.
Tất nhiên, những lợi thế của việc nhượng quyền kinh doanh của bạn cũng đi kèm với một số nghĩa vụ và thiếu sót. Chúng có thể bao gồm:
Đầu tư vốn ban đầu - Thành lập một nhượng quyền thương mại đòi hỏi đầu tư thời gian và tiền bạc để phát triển kinh doanh tạo ra một cửa hàng/một phiên bản thành công tối ưu. Bên cạnh đó, bạn cần đầu tư cho việc thuê chuyên gia chuẩn bị tài liệu pháp lý, chính sách nhượng quyền, kế hoạch marketing nhượng quyền và đóng gói, và tuyển dụng một bộ phận giới thiệu/quảng bá nhượng quyền.
Ít kiểm soát hơn - Những người được nhượng quyền sẽ đồng ý tuân theo các hướng dẫn và đào tạo của bạn, nhưng bạn không thể can thiệp được vào hoạt động của bên nhận nhượng quyền (Franchisees) khi thấy xuất hiện/tồn tại có thể dẫn đến bất đồng. Franchisees của bạn vẫn là các doanh nghiệp độc lập và các cuộc đàm phán có thể thường xuyên xuất hiện và là cần thiết.
Chi phí pháp lý tốn kém - Trong trường hợp một bên nhận quyền từ chối hợp tác hoặc chứng minh là không có lợi, có thể cần phải có can thiệp pháp lý, điều này có thể gây tốn kém và tổn hại đến uy tín của bạn với các Franchisees khác.
Quy định pháp lý - Nhượng quyền được quy định bởi Luật thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 09/2006/TT-BTM của Bộ Công Thương. Việc nhượng quyền thương mại cần phải đáp ứng quy định của hệ thống văn bản trên và bạn cũng phải đóng một khoản phí khi đăng ký nhượng quyền:
Thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam:
Thương nhân Việt Nam nhượng quyền thương mại ra nước ngoài
Thương nhân nhượng quyền thương mại trong nước
Hiểu một số lợi thế và bất lợi của việc trở thành một nhà nhượng quyền là một điểm khởi đầu tuyệt vời! Chúc bạn thành công!